Sự nguy hiểm của hẹp bao quy đầu ở trẻ em?
Hẳn nhiều cha mẹ có cùng thắc mắc liệu trẻ nhỏ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không? Mặc dù hầu hết trẻ nam mới sinh sẽ có hiện tượng dính bao quy đầu tự nhiên, khi trẻ lớn dần lên thì tình trạng này sẽ hết. Tuy nhiên, ở một số trẻ bao quy bị dính hoặc quá hẹp không tự tách ra được, những trường hợp này nếu không được phát hiện và can thiệp sớm sẽ gây ra hiện tượng chít hẹp bao quy đầu và có nhiều biến chứng có thể gặp như:
- Tích tụ nước tiểu và dịch nhầy đọng ở nếp da quy đầu, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm đường tiết niệu, viêm thận…
- Viêm nhiễm tái phát nhiều lần và tạo thành sẹo xơ dẫn đến hẹp bao quy đầu bệnh lý.
- Dương vật phát triển không bình thường,
- Thậm chí khiến trẻ có nguy cơ bị ung thư dương vật,…
Dấu hiệu nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ
Cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu sau:
- Bao quy đầu chít hẹp đầu dương vật và không lộn xuống để lộ đầu dương vật ra ngoài.
- Trẻ tiểu khó, quấy khóc, mỗi khi tiểu phải rặn làm phồng bao quy đầu, tia nước tiểu yếu.
- Phần bao quy đầu của trẻ thường xuyên sưng tấy đỏ và ngứa ngáy.
- Khi đi tiểu trẻ nước tiểu của trẻ rất đục và hôi hoặc trẻ có thói quen hay vọc bộ phận sinh dục của mình.
- Cha mẹ có thể quan sát thấy dương vật của trẻ bị căng phồng khi đi tiểu (do nước tiểu không dễ thoát ra ngoài)
Chăm sóc bao quy đầu ở trẻ như thế nào?
- Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: chú ý thay tã thường xuyên, tránh bị hăm tã và rửa bộ phận sinh dục đúng cách khi tắm mỗi ngày.
- Ba mẹ không nên cố gắng tụt mạnh bao quy đầu của trẻ vì nguy cơ rách, chảy máu, sẽ gây xơ hóa sau này dẫn đến hẹp bao quy đầu bệnh lý.
- Ba mẹ chỉ cần kéo nhẹ nhàng bao quy đầu của trẻ xuống, rửa và lau khô. Sau đó, ba mẹ nhớ kéo bao quy đầu trở lại bình thường (phủ lên đầu dương vật), nếu không sẽ gây nghẹt bao quy đầu.
- Khi trẻ lớn hơn, hướng dẫn trẻ cách tự làm vệ sinh “bạn nhỏ” và duy trì thường xuyên.
Một lưu ý là giữa bao quy đầu và quy đầu có một lớp dịch ẩm giúp “bóc tách” tự nhiên để bao quy đầu có thể tuột lên được. Trong lớp dịch này có các tế bào biểu mô của bao quy đầu tróc ra và tích tụ hình thành những “mảng trắng”. Những mảng này dễ dàng được rửa sạch khi tuột bao quy đầu xuống.Tuy nhiên, nếu những mảng trắng không được làm sạch có thể sẽ gây viêm quy đầu khiến cho trẻ thấy ngứa, khó chịu, sưng đau dương vật.
Như vậy, nếu mẹ thấy khó lộn hoặc bao quy đầu bị dính lại, hoặc đầu dương vật sưng đỏ, hay có những nốt hay cục màu trắng ngà nằm ở trong bao quy đầu… thì mẹ nên đưa bé đi khám và yên tâm nghe theo chỉ định của bác sĩ vì kỹ thuật tách bao quy đầu được thực hiện rất đơn giản. Ngoài ra, việc xử lý hẹp bao quy đầu cần thực hiện càng sớm càng tốt (khi trẻ từ 1- 2 tuổi) và muộn nhất là trước tuổi dậy thì.
Khi nào cần nong hay cắt bao quy đầu ở trẻ
Thông thường nếu trẻ bị hẹp bao quy đầu chưa có biến chứng thì trước tiên nên bắt đầu bằng điều trị bảo tồn trước bao gồm nong bao quy đầu và bôi thuốc. Thủ thuật nong bao quy đầu tại cơ sở y tế được thực hiện khá đơn giản.
Trong trường hợp đã thực hiện các biện pháp trên nhưng không mang lại hiệu quả thì mới cần tới điều trị phẫu thuật.
Hy vọng bài viết này giúp mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc trẻ đúng cách hơn, nếu mẹ lo lắng không biết con có bị hẹp bao quy đầu hay không, hay cần tư vấn về cách điều trị, chăm sóc, hãy đưa bé đến khám tại:
Phòng khám Dũng Thu
————————-
Để được tư vấn thêm thông tin và đặt lịch khám, vui lòng liên hệ:
Bác sĩ Thu: +84 91 284 02 40
————————-
Lịch làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 7: sáng từ 7h30 đến 11h, chiều từ 14h đến 20h. Chủ nhật: sáng từ 7h30 đến 11h, chiều từ 14h đến 18h
Bài viết liên quan: